Curve (CRV) là gì? Tổng quan về dự án và đồng tiền ảo CRV

Curve Finance (CRV) là gì?

Curve (CRV) là gì?

Curve là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX), được thiết kế để trở thành nền tảng swap stablecoin hàng đầu của Defi. Với việc chỉ tập trung vào stablecoin, sàn có thể cung cấp cho các trader độ trượt giá cực kỳ thấp.

Sàn giống Uniswap ở chỗ có sử dụng các pool thanh khoản, không lưu ký (non-custodial) và có thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản.

Hiện Curve đang hỗ trợ DAI, USDC, USDT, TUSD, BUSD và sUSD, cũng như các cặp BTC. Người dùng có thể giao dịch giữa các cặp này cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả.

Quá trình sáng lập dự án Curve

Nhóm Curve (giống như nhiều nhóm khác trong “thế giới” DeFi) là một nhóm nhỏ gồm các nhà phát triển, quản lý cộng đồng và người sáng tạo blockchain. Một số đã làm việc trong không gian tiền điện tử từ rất lâu trước khi xu hướng DeFi bùng nổ.

Vào năm 2015, người sáng lập của Curve, Michael Egorov đã thành lập một công ty có tên NuCypher. Vào thời điểm đó, NuCypher làm việc trong lĩnh vực công nghiệp mã hóa bao quát, giúp dữ liệu nhạy cảm của các tổ chức y tế và tài chính được giữ an toàn.

Dự án đã thành công và nhóm bắt đầu làm việc với phần mềm mã hóa của mình với nhiều ngân hàng khác nhau và nhận được khoản đầu tư 750.000 đô la từ Y Combinator vào năm 2016.

Egorov và nhóm phát triển NuCypher sau đó đã chuyển sự chú ý của họ sang các mục tiêu tương tự trong lĩnh vực blockchain. Điều này đã khiến NuCypher quyết định thiết kế lại cơ sở hạ tầng phi tập trung của mình cũng như ra mắt token NU.

Sau đó, họ tiếp tục huy động được 4.4 triệu USD trong một ICO vào năm 2017, xây dựng hai mạng thử nghiệm và sau đó huy động thêm 10.7 triệu USD vào năm 2019.

Năm 2020, Egorov bắt đầu phát triển Curve Finance.

Đã có Uniswap, vậy có cần thiết quan tâm đến Curve?

Trên thực tế, tính năng của Curve gần như giống với Uniswap. Vì vậy, chúng ta có thực sự cần đến một sàn giao dịch swap token khác không?

Câu trả lời là “hoàn toàn cần thiết”, vì những lý do sau đây:

  • Độ trượt giá cao: Thuật toán mà Uniswap sử dụng mang đến độ trượt giá đáng kể đối với các giao dịch ở bất kỳ quy mô nào.

Còn trên Curve thì ngược lại. Trên Curve, các stablecoin giao dịch trực tiếp với nhau. Vì thế, bạn chỉ phải trả một lần phí giao dịch với mức 0,04%. Thuật toán của Curve cũng được thiết kế để giảm thiểu độ trượt giá.

Cách các nhà cung cấp thanh khoản kiếm tiền

Nhóm thanh khoản là nhóm token nằm trong các smart contract. Chúng được tạo ra bởi các nhà cung cấp thanh khoản, những người cung cấp token. Curve khuyến khích những nhà cung cấp này bằng cách thưởng cho họ theo những cách khác nhau:

  • Phí giao dịch: Các nhà cung cấp thanh khoản kiếm được phí mỗi khi người dùng giao dịch stablecoin trên nền tảng.
  • Lãi suất: Một số nhóm cung cấp lãi suất từ việc cho vay.
  • Ưu đãi: Một số pool cũng cung cấp các ưu đãi.
  • Tiền thưởng: Bằng cách cung cấp một token cụ thể cho pool thanh khoản có cổ phần thấp, bạn có thể kiếm được tiền thưởng.

Các pool thanh khoản trên Curve

Hiện tại, Curve có bảy pool thanh khoản. Bốn pool đầu tiên là các giao thức cho vay; gồm: Compound, PAX, Y, và BUSD. Nếu bạn tham gia vào các pool này, bạn có thể kiếm tiền không chỉ từ phí giao dịch mà còn từ việc cho vay. Bốn nhóm này hoạt động tốt hơn khi lãi suất cho vay cao nhưng chúng sẽ đi kèm với nhiều rủi ro hơn.

sUSD và sBTC là hai pool cung cấp các ưu đãi (Synthetix và Ren). Chúng không thuộc nhóm cho vay. Hai pool còn lại thuộc nhóm mã hóa Bitcoin: ren và sBTC.

CurveDAO

Các token CRV sẽ được sử dụng để tham gia vào CurveDAO, một hệ thống bỏ phiếu theo thời gian, cho phép những người tham gia sớm có tỷ lệ bỏ phiếu cao hơn khi dự án phát triển. Tất cả phí của hệ thống sẽ được tích lũy vào DAO và được sử dụng để đốt CRV sau đó.

Đồng CRV và thông tin cơ bản

CRV là một loại token quản trị, một loại tiền điện tử được xây dựng dựa trên blockchain Ethereum. Sẽ không có bất kỳ đợt chào bán token hay ICO nào. Thay vào đó, các nhà cung cấp thanh khoản sẽ được thưởng CRV dựa trên số tiền họ cung cấp cho giao thức.

Ban đầu sẽ có khoảng 2 triệu CRV được phát hành mỗi ngày. Tổng nguồn cung (khoảng 3 tỷ) sẽ được phân bổ như sau:

  • 61% cho các nhà cung cấp thanh khoản. 3% trong số đó sẽ được phân phối cho các nhà cung cấp thanh khoản đã hoạt động trước khi ra mắt CRV.
  • 31% cho cổ đông
  • 5% dự trữ (có thể đốt được), dùng trong các trường hợp khẩn cấp
  • 3% cho nhân viên của Curve

Các trường hợp sử dụng đồng CRV

  • Các holder token CRV được quyền tham gia vào việc quản lý giao thức như bỏ phiếu
  • Trả thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản dài hạn.

CRV được giao dịch ở sàn nào?

Hiện có bốn sàn giao dịch đã niêm yết CRV, gồm: Binance, Uniswap, BKEX và CoinTiger. Tuy nhiên, Blogtienao khuyến khích bạn nên sử dụng sàn Binance để giao dịch vì đây hiện là sàn lớn nhất thế giới và có thanh khoản cao (điều này sẽ có lợi hơn so với các sàn có thanh khoảng thấp).

Bạn có thể tìm hiểu cách sử dụng cũng như link đăng ký sàn Binance trong đường link sau:

Sàn Binance là gì? [Hướng dẫn đăng ký và sử dụng từ A-Z]

Nền tảng Curve có an toàn để sử dụng?

Curve (CRV) có an toàn không?

Hiện tại, cơ chế swap stablecoin và cơ chế tích hợp lợi nhuận của Curve được kiểm toán bởi Trail of Bits. Bạn có thể xem báo cáo kiểm toán tại đây. Code sau khi được kiểm tra và sửa chữa có thể xem tại đây.

Khi đọc báo cáo kiểm toán, chúng tôi nhận thấy bộ mã có các bộ kiểm tra và chất lượng mã khá tốt và hầu hết các mối quan tâm đã được giải quyết. Bên cạnh đó, Curve cũng đã chủ động giải quyết các lỗ hổng.

Tuy nhiên, không vì thế mà nền tảng không có rủi ro.

Vì các token của các pool thuộc Curve được chốt ở cùng một mức giá, nên có những rủi ro nhất định đối với giao thức.

Ví dụ: nếu một token trong các pool mất khả năng chốt giá 1:1 và vĩnh viễn nằm dưới mức 1 USD, thì các nhà cung cấp thanh khoản chung sẽ nắm giữ gần như tất cả thanh khoản của họ bằng đồng tiền đó.

Nhưng để một stablecoin mất khả năng chốt giá thì lỗi hệ thống trong cơ chế của nó phải xảy ra trước tiên. Và “nhân tố” có thể khiến điều này diễn ra là SEC áp đặt các hạn chế đối với việc đổi USDC hoặc một vụ tấn công tàn khốc vào giao thức Maker giết chết niềm tin vào DAI.

Cả hai ví dụ này đều rất khó xảy ra, nhưng không phải là không thể.

Có nên đầu tư vào đồng CRV?

Đây chắc hẳn là câu hỏi mà bất kỳ ai đang quan tâm đến dự án này đều đặt ra.

Như những gì Blogtienao đã thông tin đến bạn ở trên, đây là một dự án tiềm năng khi sở hữu khá nhiều điều “đặc biệt”. Tuy nhiên, dự án không phải không có những rủi ro. Vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ và tự đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.

Nhưng bạn cần lưu ý một điều là mặc dù CRV có thể giao dịch trên các nền tảng cho những trader muốn kiếm lợi từ cơn sốt DeFi, nhưng mục đích chính của nó là trở thành token quản trị cho CurveDAO.

CURVE (CRV) New Update

Lúc tớ update CRV 14/01/2021 thì cũng đã cho kèo trên channel https://t.me/BTA_Trade_Coin

Sau khi cho kèo, BTC phá game, làm em nó tụt 10%, ~0.6$, múc thêm. Và hiện tại em nó đang 2.7$, breakout ngưỡng 2.2$ khó chịu, chắc sẽ lên 5-10$ như trong bài. Do đó bài dành cho những ai gồng CRV, không khuyến khích đu theo hoặc ai hỏi tớ entry thì tớ không dám xúi bạn vô đâu. 

Hiện tại dự đoán của tớ thì em nó vẫn có thể tăng do tỷ lệ TVL cứ tăng từ từ, chậm chậm. Và em này là con hàng được Coinbase Ventures đầu tư. List coinbase thì khả năng tăng mạnh vẫn còn cao nhé.

Bên cạnh đó, đội DEV của CRV luôn update những tính năng hỗ trợ rất hay trên twitter mà chắc chỉ dân tech mới hiểu. Ad tiếp tục gồng cho tới 3$ – 5$ rồi tính tiếp việc nó nâng TP lên nữa không.

Tổng kết

Hi vọng qua bào viết này, bạn đã hiểu hơn dự án Curve cũng như đồng CRV. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hoặc có ý kiến đóng góp, hãy nhắn tin cho Blogtienao trên Facebook hoặc comment ngay bên dưới nhé, chúng tôi sẽ trả lời khi nhận được câu hỏi từ bạn.

Chúc bạn đầu tư thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *