SegWit là gì? Tìm hiểu về Segwit Bitcoin (Segregated Witness) là gì?

SegWit là gì?

SegWit là viết tắt của Segregated Witness, là một bản cập nhật được đề xuất cho phần mềm Bitcoin, Segwit ra đời với mục đích vá lỗi các vấn đề nghiêm trọng.

Cụ thể thì Segwit là bản cập nhật được đề xuất cho Bitcoin Core, được một đội ngũ phát triển có tuổi đời và kinh nghiệm lâu năm. Bitcoin core hiện đang là khách hàng Bicoin phổ biến nhất, được phần lớn doanh nghiệp trong ngành sử dụng.

Ý tưởng ban đầu của Segwit là để cải thiện tính linh hoạt của các giao dịch, đây cũng là một điểm yếu thường gặp trong phần mềm Bitcoin. Mặc dù lỗi này không gây ra nhiều thiệt hại lớn cho người dùng nhưng nó đã bị khai khác trong một số trường hợp, do đó vá lỗi là điều quan trọng và thực sự cần thiết.

Bản thân SegWit có rất nhiều lợi ích và hiện tại sự tập trung chú ý đã chuyển từ cải thiện tính linh hoạt của các giao dịch sang giải quyết vấn đề về mở rộng quy mô của Bitcoin. Đã có vài bài viết chúng ta đề cập đến vấn đề này, và với nhiều người khác, đồng tiền Bitcoin đang gặp vấn đề nghiêm trọng về mở rộng quy mô, theo thời gian nó ngày một tồi tệ hơn.

Giải pháp của SegWit trong vấn đề mở rộng quy mô của Bitcoin?

Với giải pháp của Segwit nó giúp gia tăng giới hạn kích thước block của Bitcoin và cho phép thêm vào tầng giải pháp thứ hai cho các đợt phát triển trong tương lai.

Hiện tại vấn đề quy mô của Bitcoin đang gặp phải chủ yếu xuất phát từ kích thước block hiệu quả kém. Như chúng ta đã biết, các block giao dịch kết hợp liên tục với nhau để tạo nên Blockchain. Blockchain được tạo ra đóng vai trò quan trọng như một cuốn sổ cái ghi chép lại tất cả các lịch sử giao dịch mua bán diễn ra trên toàn bộ mạng lưới, hay nói chính xác hơn Blockchain giống như huyết mạch của toàn bộ hệ thống tiền điện tử.

Rắc rối gặp phải ở đây là việc tất cả block chỉ được lập trình để có lưu lượng giới hạn là 1MB. Và 1MB ấy là không đủ đẻ đáp ứng nhu cầu giải quyết hàng ngàn giao dịch của các nhà đầu tư trên khắp thế giới được thực hiện trong mỗi phút.

Hậu quả gây ra là việc rất nhiều người dùng sẽ bắt buộc phải xếp hàng đợi để được xác nhận giao dịch của mình, nhiều khi tốn cả vài tiếng đồng hồ và thậm trí là vài ngày liền. Nếu kích thước block vẫn được cố định ở mức cũ trong khi mạng lưới Bitcoin ngày càng lớn thì sẽ chỉ có một kết cục: vấn đề tắc nghẽn giao dịch kể trên sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Giải pháp mà Segwit đưa ra được chia làm 2 phần. Trước tiên, nó gần như ngay lập tức cho phép tăng giới hạn kích thước block lên thành 4MB. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng 4MB là giới hạn cho phép tối đa, trong khi con số thực tế được tăng lên phụ thuộc vào tình hình hiện tại của thị trường.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng ngay sau khi Segwit đươck kích hoạt, kích thước mỗi khối sẽ đạt mức 2.1MB, tức là tăng thêm xấp xỉ 110% với mức ban đầu.

Tiếp đến, thông qua việc tối ưu tính linh hoạt, SegWit sẽ không chỉ loại bỏ những vấn đề nhỏ mà Bitcoin gặp phải nhưng lại là một rào cản lớn trong việc thêm tầng giải pháp thứ 2 lên trên nó. Lightning Netword là một trong những giải pháp được đề xuất, từng được kỳ vọng là sẽ tạo ra một đợt tăng giá đáng kể trong lưu lượng của mạng lưới nhờ việc điều phố phần lớn các giao dịch khỏi Blockchain và xử lý chúng một cách nhanh chóng.

Lý do gì khiến SegWit đến bây giờ vẫn chưa được kích hoạt?

SegWit chỉ được phép kích hoạt khi có 95% năng lực khai thác trong hệ thống ra hiệu ủng hộ nó.

Trường hợp xảy ra thiếu hụt trong tỷ lệ tán thành cho một loạt các quy định mới thì rất có khả năng xảy ra một đợt fork mới, khiến một phần mạng lưới buộc phải chuyên qua dùng client mưới trong khi số còn lại vẫn sử dụng cái cũ. Việc này dẫn tới hệ quả tồn tại hai loại tiền điện tử bên trong Bitcoin với cách thức hoạt động không giống nhau, và chúng sẽ cạnh tranh để giành lấy người dùng.

Kịch bản như vậy có thể có những tác động không thể lường trước được, nhưng rất có thể cả hai đồng tiền này sẽ phải hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực về mặt giá trị, đặc biệt là trong ngắn hạn. Vì thế, muốn ngăn chặn nguy cơ một đợt fork diễn ra thì đội ngũ phát triển Segwit đã thiết lập một quy định cụ thể lên trên phần mềm này, chỉ cho phép nó hoạt động khi nhận được trên 95% người dùng ủng hộ – đồng nghĩa gần như toàn bộ hệ thống.

Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại tỷ lệ tán thành vẫn đang giao động trong khoảng từ 32 – 33,8% và suốt thời này nó chưa khi nào vượt qua được mức này. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do một lượng lớn người sử dụng phản đối kích hoạt Segwit vì nhiều lý do khác nhau.

Các lập luận chống lại SegWit bao gồm những quan điểm nào?

Có thể chia những lập luận chính được dưa ra để chống lại việc kích hoạt SegWit làm ba nhóm: Yếu tố chính trị, yếu tố kỹ thuật và yếu tố ý thức hệ.

Một vài cá nhân cho rằng ở trạng thái hiện nay thì Segwit không thể giải quyết nổi các vấn đề mà nó đã hứa hẹn trước đó. Lập luận này xuất phát từ việc mức tăng kích thước block được đề xuất vẫn không thể đáp ứng hết nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng Bitcoin.

Bên cạnh đó, phần lớn các chuyên gia đều đánh giá cao nền tảng vững chắc và năng lực kỹ thuật của đội ngũ phát triển Segwit cho bản cập nhật này. Tuy nhiên, gần như không thể cho phép một người không phải lập trình viên có thể đánh giá độ chính xác của các tuyên bố được đưa ra từ 2 bên.

Bênh cạnh các yếu tố kỹ thuật thì sự xuất hiện của các yếu tốc chính trị ngày càng làm phức tạp hóa thêm vấn đề. Hầu hết các nhà xây dựng và phát triển của Segwit đều là nhân vieecn của một công ty có tên Blockstream, chuyên nghiên cứu các giải pháp liên quan đến Sidechain.

Một vài thành viên trong công đồng đưa ra ý kiến rằng ở đây xuất hiện một mối xung đột vè lợi ích vì các nhà phát triển có thể đã bị yêu cầu cản trở các nỗ lực tăng kích thước block, qua đó làm tăng nhu cầu cho các giải pháp sidechain như là Lightning Network. Tuy vậy, vẫn chưa có bằng chứ nào cụ thể cho thấy, tuy nhiên phần lớn người dùng vẫn chọn tin vào giả thuyết này và tiền hành chống lại SegWit.

Còn quan điểm chính về ý thức hệ phản đối bản cập nhật Segwit là Segwit không thể giải quyết được vấn đề mở rộng mà đồng thời có thể duy trì mức độ phân quyền của mạng lưới Bitcoin. Như đã nhắc tới ở trên, SegWit chỉ có thể tháo gỡ các vấn đề dài hạn của Bitcoin có liên quan đến sự thiết hiệu quả trong giao dịch thông qua việc thêm các tầng giải pháp thứ hai giống như Sidechain Lightning Network.

Điểm rắc rối mà nhiều người thấy được ở đây là cách thức các sidechain này hoạt động. Để giảm bớt sự lệ thuộc và hệt hống blockchain vốn đang bị ách tắc thì các sidechain chuyển tiền ảo sang một tầng thứ hai. Ở đây, mọi giao dịch sẽ được một bên thứ 3 xử lý, thay vì phải chuyển đi khắp mạng lưới, qua đó giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.

Nhưng “điểm tập trung quyền lực” này lại chính là cái mà Bitcoin đang muốn loại bỏ khỏi hệ thống tiền tệ của mình ngay từ đầu. Việc này đối với nhiều người dùng là sự thảo thuận không thể chấp nhận được, cho dù bên thứ ba đó có ảnh hưởng như thế nào đi chăng nữa trong các giải pháp như Lightning Network.

Tiếp đến sẽ có những ai ủng hộ SegWit?

Đã có một lượng lớn các doanh nghiệp và cá nhân thể hiện sử ủng hộ của mình cho dự án SegWit, trong đó bao gồm cả các công ty sử dụng phần mềm tương thích với nó.

Theo nguồn tin uy tín, hiện có khoảng 100 công ty được xem là triển vọng trong ngành công nghiệp tiền điện tử được biết là đang lên kế hoạch, nghiên cứ để thử nghiệm áp dụng hay đã ra hiệu kích hoạt SegWit.

Thêm vào đó, nhiều cá nhân có tên tuổi trong cộng đồng Bitcoin đã thể hiện rõ quan điểm ủng hộ SegWit của mình trên twiiter hay các trang mạng xã hội khác. Điểm hình phải kể đến như Charlie Lee (Tác giả Litecoin), Andreas Antonopoulos (MC chương trình “Let’s talk Bitcoin”) hay Samson Mow (Giám đốc chiến lược của Blockstream),..

Nhưng yế tố chủ đạo ở đây vẫn là các thợ đào. Tại thời điểm biên soạn bài này có hơn 33.8% số thợ đào mỏ trên toàn thế giới trong cộng đồng Bitcoin ra hiệu ủng hộ việc kích hoạt SegWit.

Nguồn: Cointelegraph.com
Được biên dịch bởi Blogtienao.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *