Etherscan là gì? Những điều cần biết về Etherscan.io chi tiết nhất

Điểm nổi bật nhất của blockchain được nhiều người biết đến chính là sự công khai và minh bạch. Tất cả công việc và giao dịch khi sử dụng công nghệ Blockchain làm nền tảng, sẽ đều có thể kiểm tra được thông tin về người gửi, người nhận, số lượng coin trong giao dịch, ngày giờ giao dịch và nhiều thông tin khác. Và công cụ được sử dụng cho các việc đó có tên chung là các công cụ Blockchain Explorer. Hôm nay, Blog tiền ảo sẽ giới thiệu đến bạn một công cụ blockchain explorer được sử dụng nhiều nhất hiện nay, đó là Etherscan, được sử dụng cho blockchain Ethereum. Etherscan là gì? Và cách sử dụng Etherscan.io để kiểm tra giao dịch Ethereum (ETH) và các thông tin khác như thế nào. Cùng theo dõi nhé!

Etherscan là gì?

Etherscan là một công cụ blockchain explorer được tạo ra để sử dụng riêng đối với nền tảng Ethereum. Sử dụng Etherscan sẽ giúp kiểm tra được rất nhiều thông tin trên blockchain Ethereum như kiểm tra các giao dịch ETH trên nền tảng, các thông tin về các block, smart contact…cũng như theo dõi được các giao dịch ở các nền tảng phi tập trung dựa trên blockchain của Ethereum.

Etherscan được sáng lập bởi CEO Matthew Tan, là người Malaysia và thành lập vào tháng 7 năm 2015, và có địa chỉ web là https://etherscan.io/. Hiện tại đội ngũ của Etherscan có hơn 10 người, chủ yếu sống và làm việc tại Malaysia. Vào ngày 20/5/2018, Etherscan đã bổ sung thêm nhiều tính năng mới hỗ trợ cho hệ sinh thái của Ethereum và được Vitalik Buterin, người sáng lập ra Ethereum, ủng hộ trên Twitter.

ung-ho-etherscan

Các tính năng chính của Etherscan

Kiểm tra giao dịch ETH và Token trên Etherscan

Trước khi kiểm tra một giao dịch trên mạng lưới blockchain của Ethereum bạn cần phải hiểu các thuật ngữ sau:

  • TXhash hay TXID: là từ viết tắt của mã giao dịch. Là một dãy số và ký tự kết hợp với nhau và được tạo ra dành riêng cho mỗi giao dịch.
  • Sender Address: là địa chỉ ví ETH của người gửi.
  • Receiver Address: là địa chỉ ví ETH của người nhận.

Sau khi có một trong các thông tin trên, bạn nhập địa chỉ ví người nhận hoặc người gửi hoặc TXhash vào khung search trên góc phải trong giao diện của Etherscan. Nếu thông tin của một trong thông số đó hợp lệ thì Etherscan sẽ hiển thị mọi thông tin liên quan đến giao dịch. Và cách đọc các thông tin này như sau:

Cách kiểm tra giao dịch bằng địa chỉ ví ETH

Khi kiểm tra bằng ví ETH thì tại mỗi một địa chỉ của một ví bạn có thể nhận được các thông tin cơ bản như sau:

  • Balance: là thông tin về số lượng ETH của ví đó (chưa tính giá trị token).
  • Ether Value: là giá trị của lượng ETH có trong Balance và được quy đổi từ ETH sang USD.
  • Transactions: là tổng số giao dịch đã thực hiện (đơn vị txns là từ viết tắt của transactions).
  • Token Balances: giá trị được quy là USD của các token có trong ví.

thong-tin-etherscan

Sau đó kéo xuống dưới là phần thông tin của giao dịch, bao gồm 2 tab Transactions là các giao dịch của ETH và Token Transfers là các giao dịch của token, mỗi tab sẽ có các thông tin như sau:

  • TxHash: là mã giao dịch. Đây là mã duy nhất cho mỗi giao dịch, bạn dùng để đối chiếu với bên bán hoặc bên mua khi có giao dịch.
  • Block: là khối mà tại đó giao dịch của bạn được xử lý.
  • Age: là thời điểm giao dịch hay còn được gọi là tuổi của khối.
  • From: là địa chỉ của ví gửi đi của giao dịch đó. Trong đó OUT là giao dịch gửi đi từ ví này, IN là thì giao dịch ví này là người nhận.
  • To: địa chỉ của ví nhận được trong giao dịch.
  • Value: là giá trị của giao dịch.
  • TxFee: là mức phí người gửi phải trả cho giao dịch đó.
  • Token (chỉ có ở tab Token Transfer): là mã và chuẩn token của giao dịch. Nếu cần thì Click vào đó để xem thông tin về Smart Contract của token đó.

Cách kiểm tra giao dịch bằng thông tin từ TxHash

Ngoài cách kiểm tra bằng địa chỉ ví ETH, thì bạn có thể kiểm tra giao dịch bằng mã giao dịch TxHash vào ô tìm kiếm ở bên phải giao diện của Etherscan hoặc click vào đường link ở cột TxHash trên bảng thông tin ở ví ở trên, tại đây sẽ có các thông tin bạn cần hiểu như sau:

thong-tin-etherscan-1

  • TxReceipt Status: là tình trạng giao dịch. Nếu bạn thấy Success thì có nghĩa là giao dịch đã hoàn tất.
  • Block Height: số thứ tự của khối chứa giao dịch này. Kèm theo là số lượng block đã xác nhận (confirmation) cho giao dịch này, một giao dịch chỉ được coi là thực hiện khi có ít nhất 1 block confirmation, nếu số block confirmation là 0 thì giao dịch vẫn đang ở trạng thái chờ, và giao dịch chờ vẫn có thể bị hủy.
  • TimeStamp: là thời gian mà giao dịch được thực hiện.
  • From: địa chỉ ví gửi đi.
  • To: địa chỉ ví nhận.
  • Value: giá trị của giao dịch tính theo ETH và quy đổi sang USD.
  • Actual Tx Cost/Fee: phí giao dịch của giao dịch này.

Đó là những thông tin cơ bản để kiểm tra một giao dịch ETH bằng Etherscan. Và khi bạn thực hiện một giao dịch, nếu bạn kiểm tra giao dịch có xuất hiện trên danh sách Transactions thì bạn có thể yên tâm là giao dịch đã được thực hiện.

Hướng dẫn kiểm tra số dư token ERC trong ví ETH

thong-tin-etherscan-2

Để kiểm tra số dư của token ERC trong ví ETH, bạn truy cập vào trang thông tin của ví của bạn, chọn vào mục Token Balances để xem số dư ví và tổng giá trị của các token ERC hiện tại có trong ví của bạn.

Hướng dẫn kiểm tra Smart Contract trên Etherscan

Trong phần thông tin của ví trong Etherscan, để kiểm tra phần Smart contract, tại tab Token Transfer, cột Token, bạn click vào tên token để vào xem. Tại trang token bạn sẽ có được những thông tin sau:

kiem-tra-smart-contract-tren-Etherscan

  • Total Supply: là tổng số lượng token được phát hành theo quy định của smart contract.
  • Price: là giá thị trường hiện tại của token đó.
  • Holders: là tổng số lượng ví đang giữ token đó, số lượng càng lớn chứng tỏ token đó có sức hút và tiềm năng tốt.
  • Transfers: là tổng số lượng giao dịch của token đó, số càng lớn thì chứng tỏ token đó được nhiều người mua bán.
  • Contract: địa chỉ duy nhất của contract đó, tương tự địa chỉ ví.
  • Decimals: số thập phân tối đa mà token đó hỗ trợ. Ví dụ Decimals là 6 thì token đó có thể chia nhỏ đến mức 0.000001.

Hướng dẫn theo dõi nhiều ví ETH với Etherscan

Etherscan cho phép bạn theo dõi nhiều ví ETH cùng lúc và có tính năng thông báo qua email khi có giao dịch mới. Đây là một tính năng rất hay của Etherscan nhất là đối với những người chuyên về airdrop và ICO. Tính năng này của Etherscan chỉ theo dõi được những token đã được niêm yết lên sàn giao dịch và có giá trị, những token mới ra mắt sẽ không được thống kê.

Để sử dụng tính năng này trước tiên bạn cần phải đăng ký một tài khoản Etherscan bằng cách điền username, email, password để đăng ký. Sau đó bạn cần phải kích hoạt link được gửi về trong email bạn sử dụng để đăng ký mới có thể đăng nhập được. Còn đối với việc kiểm tra thông tin của một ví ETH bất kì thì không phải đăng ký cũng được.

Sau khi tạo tài khoản ở Etherscan rồi, thì để thêm một địa chỉ ví mới vào danh sách theo dõi, bạn vào mục My Account > Watch List > Add New Address. Sau đó nhập vào địa chỉ ETH và tên nhận diện ở phần Description (đây là phần bạn có thể điền tự do sao cho bạn dễ nhớ nhất). Sau đó bạn nên chọn tính năng thông báo bằng Email Notification, cuối cùng click Continue.

Và trong danh sách quản lý bạn sẽ thấy tất cả các tài khoản đã thêm vào cũng như tất cả token mà tài khoản bạn đang có. Để điều chỉnh nội dung của thông báo, bạn click vào nút EDIT tại địa chỉ ví. Sau đó bạn có thể chọn theo lựa chọn sau:

  • Notify on Incoming & Outgoing Txns: gửi thông báo cho cả giao dịch gửi và nhận.
  • Notify on Incoming Txns Only: gửi thông báo chỉ cho giao dịch gửi.
  • Notify on Outgoing Txns Only: gửi thông báo chỉ cho giao dịch nhận.
  • Alse Track ERC20 Token Transfer: click để bật thông báo cho cả token ERC20.

Như vậy, đến đây là bạn có thể thực hiện theo dõi nhiều ví ETH trên Etherscan một cách dễ dàng rồi.

Hướng dẫn theo dõi sàn giao dịch phi tập trung (DEX) với Etherscan

Gần đây, Etherscan đã bổ sung thêm tính năng theo dõi các sàn giao dịch phi tập trung DEX (Decetralized Exchange) như Bancor, Kyber Network…và tính năng này cho phép bạn theo dõi toàn bộ giao dịch trên các sàn này cũng như các lệnh chờ trên sổ lệnh của sàn. Cụ thể là:

  • Tính năng DEX Tracker: Theo dõi tất cả các lệnh vừa được khớp trên sàn.
  • Tính năng DEX Pie Chart: Thống kê so sánh khối lượng giao dịch giữa các sàn.
  • Tính năng DEX Order Books: Giá chào bán của các token đang được thực hiện trên các sàn DEX.

Lời kết

Trên đây là bài viết “Etherscan là gì? Những điều cần biết về Etherscan.io chi tiết nhất”. Hy vọng qua bài viết bạn có thêm những kiến thức bổ ích về các công cụ kiểm tra giao dịch tiền ảo nói chung Etherscan của Ethereum nói riêng. Và để ủng hộ Blog tiền ảo, các bạn hãy Like, Share và cho chúng tôi 1 đánh giá 5 sao nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *