Content Neutrality Network (CNN) là gì?
Content Neutrality Network (CNN) là một hệ sinh thái chuyên về bản quyền cho các nội dung mới dựa trên công nghệ blockchain. CNN được tạo ra nhằm mục đích phá vỡ rào cản hiện tại giữa các cộng đồng nội dung, cách mạng hóa việc chia sẻ doanh thu và phân cấp các chương trình mua lại để sử dụng các nội dung đó. Mục tiêu của CNN là tạo ra một nền tảng để chuyên cung cấp các nội dung mới mẻ, chất lượng và đáng tin cậy hơn.
Ứng dụng đầu tiên của CNN sẽ có mặt trên trang web của công ty NewsDog, là một nhà cung cấp nội dung số 1 ở Ấn Độ. NewsDog hiện đang có hơn 40 triệu người dùng, 15.000 đối tác webMedia và các đối tác truyền thông khác. Nó hỗ trợ 10 ngôn ngữ và được xếp hạng là tốt nhất trong số các ứng dụng nội dung hiện có của Ấn Độ. Nền tảng này sẽ hoàn toàn tương thích với cơ chế và mô hình của đồng coin CNN hướng đến.
Tính năng và đặc điểm của Content Neutrality Network
Sử dụng hệ thống danh tiếng của ZhangRank
CNN sẽ sử dụng hệ thống danh tiếng của ZhangRank để làm cho hệ sinh thái CNN trở nên công bằng và đáng tin cậy hơn . Hệ thống danh tiếng này tính toán sự đóng góp của mỗi nút bằng cách sử dụng tương tác tuần tự giữa người đọc và người viết. Hệ thống này cũng có phần thưởng cho người dùng vào trước mà giới thiệu được thêm người vào, điều đó cho phép sự phát triển nhanh hơn của hệ sinh thái CNN.
Sản xuất nội dung
Hệ thống có cơ chế sản xuất nội dung bằng cách sử dụng sổ kế toán phân phối của blockchain. Hệ thống có thể phát hiện nội dung giả mạo. Người dùng sẽ có thể bỏ phiếu cho nội dung hay nhất.
Cơ chế lưu hành nội dung
Hệ sinh thái của CNN được xây dựng dựa trên cơ chế xác minh bản quyền từ blockchain và cơ chế lưu thông nội dung duy nhất đó là triển khai mô hình khuyến khích phân cấp lại nhằm tạo thuận lợi cho việc lưu thông tự nhiên nội dung chất lượng cao. Cơ chế này cũng ngăn chặn rất nhiều nội dung của các bài báo chất lượng thấp.
Chia sẻ doanh thu dựa trên đóng góp
Một trong những mục tiêu của CNN là đảm bảo tất cả những người tham gia được khen thưởng đúng mức. Hệ sinh thái đã đưa ra một mô hình chia sẻ doanh thu được gọi là “Chia sẻ doanh thu dựa trên đóng góp” (Contribution Based Revenue Share viết tắt là CBRS). Mô hình này cho phép tất cả những người tham gia cộng đồng được khen thưởng phù hợp với những đóng góp của họ.
Mô hình khuyến khích phân cấp
Giao thức CNN rút ngắn thời gian thưởng và xác định các kịch bản khuyến khích đa dạng hơn bằng cách tặng token CNN cho những người giới thiệu bạn bè của mình tham gia vào hệ thống. Mô hình này sẽ giúp kích thích niềm đam mê của người dùng cho phép họ tham gia vào chương trình khuyến khích.
Lịch sử và lộ trình phát triển của Content Neutrality Network
- Q4/2017: Tiến hành nghiên cứu dự án
- Q1/2018: Phát hành token CNN
- Q2 – Q4/2018: Phát triển nguyên mẫu hệ sinh thái CNN
- Q1 – Q3/2019: Ra mắt hệ thống hoàn chỉnh và tiến hành truyền thông
- Q4/2019 – Q2/2020: Phát triển phiên bản tiếp theo của CNN là CNN II
Đội ngũ phát triển của CNN
Đội ngũ phát triển của CNN đều là những người làm trong lĩnh vực công nghệ và đã có thành công nhất định trong công việc của mình. Dưới đây là các thành viên chủ chốt của dự án:
- Forrest Chen: Forrest là một doanh nhân, chuyên gia về máy học, sản phẩm và lãnh đạo chiến lược. Ông phụ trách chiến lược, quản lý và liên minh kinh doanh của NewsDog và CNN Platform. Trước NewsDog, ông đồng sáng lập Umeng được Alibaba mua lại với giá 70 triệu đô la vào năm 2013. Forrest là chuyên gia về thuật toán, sản phẩm, R&D. Các bài báo của ông được công bố trên các tạp chí hàn lâm hàng đầu như ACM Transactions phiển bản Web, và ACM SIGSPATIAL với hàng trăm trích dẫn. Ông nhận bằng Cử nhân Kỹ sư phần mềm và Thạc sĩ Khoa học Máy tính tại Đại học Thanh Hoa.
- Tiến sĩ Maggie Ma: Maggie chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu, nền tảng nội dung và nhóm hoạt động tại NewsDog và CNN Platform. Trước NewsDog, Maggie đã làm việc cho đội ngũ Baidu M&A và Goldman Sachs IBD với tư cách là giám đốc/cộng sự, dẫn đầu về tài chính và đầu tư lớn. Cô là chuyên gia về phân tích dữ liệu, quản lý đội ngũ quốc tế và phát triển kinh doanh. Cô nhận bằng Tiến sĩ Kỹ thuật Tài chính của Đại học Princeton và Cử nhân Kỹ thuật Điện của Đại học Thanh Hoa với các bài báo được công bố trên các tạp chí hàng đầu như Tạp chí SIAM về Toán tài chính.
- Tiến sĩ Linjie Luo: Linjie chịu trách nhiệm phát triển thuật toán đề xuất thế hệ tiếp theo của CNN Platform. Ông là một nhà khoa học và quản lý nghiên cứu cao cấp tại Snap Inc. tập trung vào trí tuệ nhân tạo, thị giác máy tính và đồ họa máy tính. Ông có 17 bài báo được công bố tại các địa điểm học tập hàng đầu bao gồm CVPR và SIGGRAPH với hơn 600 trích dẫn. Ông đã nộp hơn 15 bằng sáng chế của Mỹ với các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp như Weta Digital. Trước khi làm việc cho Snap Inc., ông làm việc như một nhà khoa học nghiên cứu tại Adobe Research. Ông nhận bằng Tiến sĩ về Khoa học Máy tính của Đại học Princeton và bằng Cử nhân của Đại học Thanh Hoa.
Ngoài ra còn nhiều thành viên khác, các bạn có thể theo dõi tại trang chủ của dự án ở bên dưới nhé!
Tỷ giá của đồng tiền ảo CNN Coin hiện tại
Đồng tiền kỹ thuật số CNN được niêm yết tại CoinMarketCap từ tháng 17/5/2018 với giá ban đầu là 0.002 USD. Tại thời điểm Blog tiền ảo viết bài này là 9/2018 thì giá của đồng CNN là 0.0004 USD.
Hiện đồng tiền điện tử CNN có tổng vốn hóa là hơn 8 triệu USD. Số coin đang được phát hành là 100.000.000.000 CNN, và số coin đang được khai thác là 17.207.506.446 CNN. Bạn có thể xem Tỷ giá CNN Coin được chúng tôi cập nhật theo thời gian thực để nắm được biến động giá của nó.
Mua bán CNN token ở sàn giao dịch nào?
Trong thời điểm hiện tại thì bạn có thể giao dịch đồng coin CNN trên nhiều sàn giao dịch thế giới gồm: HADAX, ABCC, CoinBene, CoinEx, UEX, IDEX và DDEX qua các cặp CNN/ETH, CNN/BTC, CNN/USDT.
Lưu trữ CNN token ở ví nào?
CNN là một token ERC20, vì vậy các bạn có thể tích trữ ở các ví hỗ trợ ERC20 được dùng phổ biến hiện nay như MyEtherWallet, Trezor, Ledger Nano S, ImToken hay Metamask.
Ngoài ra, nếu bạn là người thường xuyên giao dịch thì có thể giữ CNN token trực tiếp trên ví điện tử của các sàn. Còn nếu bạn là một nhà đầu tư lâu dài và không có nhu cầu giao dịch thường xuyên thì nên dùng các loại ví riêng mà chúng tôi đã gợi ý cho bạn ở trên nhé.
Xem thêm thông tin về đồng tiền ảo Content Neutrality Network (CNN)
Lời kết
Trên đây là các thông tin cần biết về đồng tiền mã hóa Content Neutrality Network (CNN) hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có được thêm kiến thức về CNN coin. Nếu bạn còn thắc mắc nào hay muốn chia sẻ những kiến thức của bạn về đồng tiền điện tử CNN với chúng tôi thì hãy liên hệ với chúng tôi ở dưới phần bình luận nhé, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn. Cuối cùng, đừng quên Like, Share và cho chúng tôi một đánh giá 5 sao bên dưới để ủng hộ Blog tiền ảo nhé.
Theo blogtienao.com