Trong một lĩnh vực đầy rẫy các tính toán số liệu, suy luận, suy đoán, hành động nhanh chóng…thật dễ dàng để quên đi những điều nhỏ nhặt.
Lệnh dừng lỗ (stoploss) là một trong những thứ nhỏ nhặt đó nhưng nó cũng đủ làm nên sự khác biệt.
Stop loss là gì?
Lệnh cắt lỗ (Stop Loss Order) hay còn gọi là lệnh dừng lỗ. Nó là loại lệnh dùng để hạn chế mức lỗ tại một mức giá đặt ra từ trước.
Như tên gọi, người ta sử dụng lệnh này cho mục đích quản lý rủi ro, phòng ngừa trường hợp thị trường diễn biến bất lợi thì vẫn có thể hạn chế được mức độ thua lỗ.
Lệnh dừng lỗ thường được đặt chung với lệnh mua / bán. Lệnh dừng lỗ được đặt để hạn chế sự thua lỗ ở một vị trí xác định trước.
Ví dụ: Bạn mua vàng với giá 1.700$ và đặt dừng lỗ ở tại điểm giá 1680$. Nghĩa là bạn đang chấp nhận mức thua lỗ là 20$. Thay vì mất 100$ nếu giá vàng tụt xuống 1600$.
Stop limit là gì?
Stop limit hay còn gọi là dừng giới hạn bản chất cũng tương tự như Stop loss nó chỉ khác nhau về tên gọi.
Một điểm khác nữa chính là nó có 2 giá: stop price và limit price. Khi giá biến động đến giá stop thì một lệnh giới hạn sẽ được đặt.
Tại sao phải cắt lỗ?
Chắc nhiều người tự hỏi tại sao phải cắt lỗ? Đang lỗ mà bán chi. Có nhiều người do qua tự tin vào bản thân của mình hoặc là cái tôi quá lớn.
Khi giao dịch họ sẽ xem nhẹ việc cắt lỗ này vì họ tin lựa chọn của mình là chính xác. Ban đầu là họ lỗ vài % sau đó con số này cứ lớn dần, lớn dần. Đến khi họ lỗ 50% tài sản thì họ phải kiếm lại 100% mới hoà được vốn.
Trong khi bắt cắt lỗ 10% thì họ chỉ cần kiếm lại 11,1% là có thể hoà được vốn.
Thế nên việc cắt lỗ phải được thực hiện một cách dứt khoát và có kỹ luật chứ không nên dựa vào cảm xúc mà “gồng lỗ”.
Ưu và nhược điểm của lệnh cắt lỗ
Ưu điểm
- Hạn chế được rủi ro khi vào lệnh tránh những đợt pump dump mạnh làm bạn thua lỗ nhiều.
- Quản lí được rủi ro vào lệnh.
Nhược điểm
Điểm bất lợi là điểm giá nơi dừng lỗ có thể bị kích hoạt bởi một biến động ngắn hạn, bất chơt.
Mà mọi người hay gọi là stop loss hunting tức là săn stop loss. Có nghĩa là bạn sẽ bị dính stop loss sau đó nó bắt đầu hồi phục và quay trở lại giá bạn đầu thậm chí là cao hơn.
Cắt lỗ như thế nào cho hợp lí?
Không có quy tắc chuẩn xác nào cho việc stop loss phải đặt ở đâu.
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào phong cách giao dịch. Nếu bạn day trader có thể sử dụng 5% trong khi nhà đầu tư dài hạn có thể chọn từ 15% trở lên.
Sau đây là các cách cắt lỗ mọi người tham khảo nhé!
Cắt lỗ dựa theo % vốn
Điều này có nghĩa là anh em sẽ đặt một mức % nhất định để dừng lỗ, ví dụ là 3% tài khoản. Anh em có tài khoản 1000 usd, vậy lỗ lần 1 phải không quá 30 usd. Như vậy nếu anh em muốn tuân thù mức lỗ 30 usd này thì khi anh em trade 0.1 EURUSD thì anh em đặt dừng lỗ 30 pips (1 pips của 0.1 lot tương đương 1 usd). Mai mốt anh em có lời và tài khoản lên 1.500 usd thì lúc này dừng lỗ sẽ nằm ở mức 45 usd, từ đó anh em sẽ tính ra được khối lượng giao dịch phù hợp.
Cách dừng lỗ này là cơ bản của mọi cách dừng lỗ, vì dừng lỗ theo phương pháp nào đi chăng nữa thì đều phải tính % so với vốn tại thời điểm đó.
Cắt lỗ theo mô hình trên biểu đồ
Cách dừng lỗ này đòi hỏi anh em phải biết qua về các mô hình biểu đồ – chart pattern – hoặc mô hình nến – candlestick pattern – hoặc mô hình gì mà anh em đang giao dịch.
Cụ thể hơn, ví dụ anh em trade mô hình Đỉnh đầu 2 vai – head and shoulders pattern – thì anh em có thể dừng lỗ trên đỉnh đầu hoặc trên đỉnh vai phải.
Nếu trade mô hình 2 đỉnh thì dừng lỗ trên đỉnh cao nhất; nếu trade mô hình nến Evening Star thì đặt dừng lỗ trên đỉnh nến ở giữa cụm 3 nến này… Nhìn chung là phải am hiểu mô hình này + có kinh nghiệm thực chiến mô hình thì dùng mới được.
Mô hình nến Nhật là gì? Cách dự đoán xu hướng giá với nến
Cắt lỗ theo biến động thực tế của thị trường
Thị trường luôn biến động không ngừng và ở mỗi giai đoạn, giá lại di chuyển mạnh yếu khác nhau, vì vây, điểm dừng lỗ cũng khác nhau.
Một indicator có thể dùng để đo biến động khá phổ biến mà nhiều anh em hay dùng, đó là Bollinger Band. Bollinger Band về cơ bản là chỉ báo được hình thành từ một đường MA ở trung tâm, cộng với 2 đường đo độ lệnh chuẩn tạo thành dải băng (band) trên và dưới.
Giá thường sẽ nằm lọt trong dải băng này và khi nó đi ra ngoài dải băng thì đó là trạng thái cực điểm của nó, và thường sau đó nó sẽ quay vào. Vì vậy, phương pháp đặt dừng lỗ với Bollinger Band là đặt xa ra ngoài 2 band một chút xíu, nhằm tránh các biến động giá “nhiễu” quét trúng dừng lỗ của chúng ta.
Cách đặt lệnh stop loss Binance
Bước 1: Vào khu vực giao dịch rồi chọn stop-limit
Lúc này sẽ có hai tab mua (buy) màu xanh và bán (bán) màu đỏ. Đối với lệnh stop-limit thì thường được dùng bên tab bán để cắt lỗ nhiều hơn.
Bên tab mua vẫn có một số trường hợp được dùng để mua ở những trường hợp giá phá vỡ xu hướng giảm và chuyển sang xu hướng tăng.
Bước 2: Điền thông tin lệnh
Tiếp theo, bạn điền đầy đủ thông tin lệnh.
Ví dụ bạn đã mua BTC với giá 8900$ và bạn chấp nhận số lỗ 120$ mỗi BTC (cắt lỗ tại 8780) thì bạn điền như sau:
- Stop: 8800 (giá kích hoạt lệnh limit)
- Limit: 8780 (giá lệnh limit)
- Amount: Số lượng BTC bạn muốn cắt lỗ
Giá 8800 và 8780 này có ý nghĩa là khi giá thị trường chạm mức 8800 thì hệ thống sẽ đặt một lệnh giới hạn với giá 8780.
Lưu ý:
- Giá stop > limit đối với trường hợp bạn cắt lỗ bên tab bán. Giá stop < limit nếu bạn nếu bạn muốn mua khi phá vỡ xu hướng giảm.
- Nên có khoảng cách giữa giá stop và giá limit. Vì khi thị trường giao động mạnh thì lệnh của bạn sẽ bị “trôi” (không khớp) nếu bạn đặt 2 giá này quá gần sát nhau.
Bước 3: Xác nhận thông tin lệnh
Sau khi đã điền đầy đủ thông tin của một lệnh stop limit thì bạn nhấn vào nút mua hoặc bán. Sàn sẽ hiện bản xác nhận thông tin. Bạn chỉ cần nhấn nút xác nhận là xong.
Còn đối với Binance App thì bạn vào khu vực giao dịch -> chọn mua hoặc bán -> chọn stop-limit -> đặt các thông tin giá stop và limit như trên mình hướng dẫn ở trên.
Sau đây là video về lệnh stop loss trên Binance mọi người có thê tham khảo thêm nhé. (Bạn có thể chỉnh phụ đề tiếng Việt để cho dễ xem nè).
Lời kết
Qua bài viết này bạn đã hiểu rõ stop loss là gì rồi đúng không nào? Khi giao dịch thì nhớ cắt lỗ đúng lúc nhé!
Nếu thấy bài viết hay thì hãy like, share, đánh giá 5 sao để ủng hộ Blogtienao nha!