Mint trong blockchain là gì? Mọi thứ cần biết về Mint

Chắc hẳn mọi người đã bắt gặp về từ này khi tìm hiểu về các dự án crypto; đặc biệt, là dự án NFT. Vì vậy hôm nay mình sẽ viết một bài giải thích về thuật ngữ này để mọi người có thể hiểu rõ hơn.

Mint là gì?

Mint là quá trình chúng ta đưa một dữ liệu vào bên trong hệ thống Blockchain.

Một khi dữ liệu đã được đưa vào, sẽ không có các nào để gỡ bỏ nó. Bởi vì dữ liệu tồn tại trên blockchain, nên dữ liệu có thể được xem công khai. Nói cách khác, nguồn gốc của dữ liệu đã được công khai và xác minh.

Hãy tưởng tượng blockchain như một cuốn sổ ghi chép kỹ thuật số. Cũng giống như các trang giấy, các trang kỹ thuật số này chỉ có thể lưu trữ một lượng thông tin hạn chế.

Vì vậy các trang mới được tạo ra thường xuyên để lưu trữ nhiều thông tin hơn. Các trang đó là các khối trong blockchain. Để giữ cho mạng blockchain hoạt động trơn tru, chỉ có thể tạo một khối tại một thời điểm.

Proof of stake là quá trình minting để kiểm soát cách các khối được tạo ra và cách dữ liệu được thêm vào một block.

Thông thường, các NFT được đúc trên blockchain Ethereum, mặc dù các NFT cũng có thể được đúc trên các hệ thống blockchain khác (ví dụ: các NFT Top Shot được đúc trên blockchain Flow).

Tóm lại: Bạn có thể hình dung ra mint là quá trình bạn mang sản phẩm( dữ liệu) đi lên cục bản quyền sở hữu trí tuệ (Blockchain)  để đăng ký ( đưa dữ liệu vào hệ thống cục  bản quyền sở hữu trí tuệ)

Mintable Token là gì?

Mintable token là token tương thích với ERC20 và được thêm vào một tính năng bổ sung: Tokens mới có thể được tạo bất kỳ lúc nào và được thêm vào total supply. ERC20 không có tính năng này, điều này làm cho chúng trở thành token cung cấp cố định.

Minter Role

Minter role là một địa chỉ có đặc quyền đặc biệt để tạo các tokens mới, do đó thêm chúng vào tổng nguồn cung. Có thể có nhiều địa chỉ vai trò Minter, nhưng trên thực tế, nó thường chỉ là một địa chỉ. Minter đầu tiên là địa chỉ đã triển khai hợp đồng thông minh của tokens. Minter hiện tại có thể thêm minter mới, cấp lại đặc quyền của mình để trở thành minter hoặc chuyển quyền của mình đến địa chỉ khác.

Thêm một Minter mới

Khi một Minter muốn thêm một Minter khác, anh ta có thể gọi hàm sau:

function addMinter(address account) public onlyMinter

Chúng ta có thể thấy rằng bằng cách sử dụng công cụ sửa đổi chức năng “only Minter” chỉ Minter hiện tại mới có thể thêm một Minter mới. Việc gọi hàm addMinter sẽ phát ra sự kiện sau:

  • event MinterAdded(address indexed account)

Từ bỏ Minter Role

Minter hiện tại có thể từ bỏ đặc quyền của mình bằng cách gọi hàm sau: function renounceMinter() public

Chỉ có địa chỉ là Minter mới có thể tự từ bỏ vai trò Minter. Việc gọi hàm renounceMinter sẽ xảy sự kiện sau:

  • event MinterRemoved(address indexed account)

Chuyển đổi Minter Role

Minter hiện tại có thể chuyển đặc quyền của mình bằng cách gọi hàm sau:

  • function transferMinterRole(address newMinter) public

Chức năng transferMinterRole thêm minter mới và từ bỏ đặc quyền vai trò Minter trong một giao dịch. Nó xuất hiện cả sự kiện MinterAdded và MinterRemoved.

Minting và Mining

Lưu ý rằng: thuật ngữ Minting và Mining là 2 thuật ngữ khác nhau hoàn toàn nhé

Minting: Được thực hiện bằng cách gửi một giao dịch tạo ra các token mới bên trong hợp đồng thông minh của token. Một lệnh gọi đến chức năng hợp đồng thông minh có thể tạo ra số lượng token không giới hạn mà không tốn năng lượng.

Mining (mình chỉ giải thích cơ bản chứ không nói sâu vào Mining nhé): tạo các tokens mới, nhưng thường bị giới hạn theo quy tắc concensus của blockchain đó và yêu cầu chi tiêu năng lượng. Khai thác cũng phục vụ các mục đích khác như bảo mật mạng và đóng gói các giao dịch mới thành các khối.

Ví dụ về các Mintable Token 

Dai (DAI)

DAI là stablecoin phi tập trung được định giá ở mức 1$ và được sử dụng trong hệ thống MakerDAO.

Người dùng có thể khóa tài sản tiền điện tử (ETH) của họ bên trong hợp đồng MakerDAO và đổi lại nhận được DAI token. Mỗi khi ETH bị khóa trong CDP (Collateralized Debt Position-Vị thế nợ thế chấp), các DAI tokens mới được mint bởi hợp đồng MakerDAO.

Status (SNT)

Status là một nền tảng mã nguồn mở sử dụng token SNT gốc của nó làm cơ chế cho việc quản trị khách hàng của Status, như một unility token để thúc đẩy thông báo đẩy trong ứng dụng nhắn tin của họ, cũng như để quản lý nội dung do người dùng tạo trên mạng của họ.

SNT token có giới hạn về total supply, nhưng nguồn cung lưu hành hiện tại thấp hơn. Các token mới có thể được mint bởi địa chỉ của người kiểm soát.

Decentraland (MANA)

Decentraland là một nền tảng thế giới ảo do người dùng sở hữu. Người dùng tạo ra hàng hóa và dịch vụ và giao dịch chúng bằng cách sử dụng token MANA. MANA tokens là mã thông báo ERC20 có thể mint và burn được.

Làm sao để mint tài sản của vào Blockchain?

Hiện này bạn có thể truy cập vào các nền tảng NFT để có thể tiến hành quá trình Mint. Các nền tảng có thể bao gồm: ENJIN, Rarible,……

Mình sẽ lấy ví dụ về việc Mint dữ liệu mình vào Blockchain để tạo thành NFT. Hay nói cách khác là tạo 1 NFT:

Bước 1: Mình sẽ lựa chọn một nền tảng ví dụ Rarible:

Rarible
Rarible

Bước 2: Sau đó mình sẽ tiến hành kết nối ví nóng của mình (VD: Mình sử dụng Metamask)

add ví
add ví

Bước 3: Tiếp theo mình sẽ tiếp tục click vào “Create Collectible

Create collectible
Create collectible

Bước 4: Khởi tạo NFT( điền tên, mức giá,….)

Sau đó sẽ đến phần tương tác với ví để khởi tạo. như các bạn thấy thì trước khi tài sản được mint vào blockchain trên rarible, bạn phải trải qua ba bước:

  1. Approve
  2. Mint token
  3. Sign and sell order
MINT TOKEN
MINT TOKEN

Sau khi thanh toán phí cho mỗi bước thì bạn đã tạo NFT riêng bạn thành công. Nói cách khác bạn đã gửi tài sản bạn vào Blockchain thành công.

Lưu ý

Nếu lúc này bạn có ý nghĩ trong đầu sẽ lấy thật nhiều dữ liệu để mint thành NFT cho riêng bạn thì hãy xem xét điều này. Thực sự mình đã mint một bức tranh trên Rarible (ETH) thành công vào tháng 3/2021. Và thực sự đau lòng bởi vì khi mình tạo NFT mình đã mất xấp xỉ 100$ chỉ để làm phí cho một NFT ra đời.

Trong đó, phần Mint là phần chiếm nhiều phí nhất( gần 70-80$). Đây cũng là một rào cản lớn cho các nhà đầu tư không có nhiều tiềm lực về tài chính, các nhà sáng tạo tiếp cận vào thị trường Crypto-NFT tiềm năng này

Tuy nhiên, đã có một vài dự án đã có những cải tiến để khắc phục vụ này, điển hình là ENJIN khi phát triển JUMPNET để người dùng có thể MINT tài sản với chi phí gần như không có.

Tổng kết

Mình đã viết một bài giải thích về thuật ngữ Mint để giúp các bạn có thể hiểu hơn về thuật ngữ này, và cả khi đọc các dự án khác. Nếu các bạn còn thắc mắc thuật ngữ nào đừng ngần ngại và để lại từ đó dưới comment, mình sẽ check và làm một bài hoàn chỉnh nhé!

Cảm ơn và hãy tiếp tục đón xem các bài về thuật ngữ tiếp theo của mình nhé. Thanks!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *